Việc Viettel và VNPT vừa nhận được giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G lại đặt ra một câu hỏi lớn về tốc độ truyền dẫn của mạng này sẽ ở mức nào khi được triển khai rộng rãi tại Việt Nam.
Kinh nghiệm từ Trung Quốc trong triển khai 5G
Tại Trung Quốc, hiện nay số thuê bao 5G chiếm 50%, 50% thuê bao còn lại là 4G. Tốc độ trung bình đường xuống (downlink) hiện nay là 500 Mbit/s và đường lên là 200 Mbit/s.
Để làm được điều đó, nhà mạng China Mobile của Trung Quốc cho biết, họ đã triển khai lắp đặt để cứ 700 người dân thì có 1 trạm BTS. Việc có trạm BTS chia sẻ cho một lượng người dân nhất định trong một phạm vi chính là chìa khóa để phục vụ người dân một cách tốt nhất.
Một trong những điểm căn bản của 5G là chia sẻ hạ tầng. 4G không làm được việc này. Nhà mạng China Mobile có hơn 50% thị phần và được cấp tần số hơn 160MHz để triển khai 5G. Hai nhà mạng còn lại là China Unicom và China Telecom được cấp mỗi nhà mạng 100MHz. Hai nhà mạng này cùng góp sức đầu tư đầu tư xây dựng một mạng và chia đôi mọi quyền lợi, nghĩa vụ.
Đây cũng chính là định hướng của VNPT khi xác định được nhà mạng sẽ trúng đấu giá băng tần 5G cuối cùng 3800-3900 Mhz.
Tiêu chuẩn tốc độ 5G tại Việt Nam
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành viễn thông, tiêu chuẩn phải được ban bố trước khi mạng mới ra mắt. Việc triển khai mạng 5G tại Việt Nam phải đạt được tiêu chuẩn về tốc độ truyền dẫn được công bố bởi Bộ TT&TT thì sau đó mới được thương mại hóa.
Điều đặc biệt mà khi triển khai 5G phải là lưu ý tốc độ đường lên (uplink). Uplink trước đây chỉ 254 kbit/s. Hiện nay, mức trung bình là 200 Mbit/s.
Mặc dù tới thời điểm hiện tại, ngưỡng tiêu chuẩn tốc độ 5G tại Việt Nam vẫn chưa được công bố những nhìn vào những con số tương tự ở Trung Quốc thì hy vọng các nhà mạng Việt Nam sẽ đạt được thành tựu tương đương thậm chí là hơn cả quốc gia tỷ dân.
Xem thêm: Nhận được cấp phép kinh doanh, khi nào Viettel và VNPT sẽ phổ cập mạng 5G toàn quốc
Theo ICT Việt Nam.