Thị trường "sản phẩm đặc biệt" mà Viettel đang làm chủ sẽ tạo ra hơn 92 tỷ USD trong 6 năm tới

NỘI DUNG CHÍNH

Theo dự báo của Adroit Market Research, thị trường chipset 5G toàn cầu sẽ đạt 92,09 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 21,10%. Điều này thể hiện tầm quan trọng của loại công nghệ này đối với "cuộc cách mạng" thay đổi thế giới.

Dự báo thị trường chipset 5G

Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các thiết bị có thể sử dụng công nghệ mới khi mạng 5G bắt đầu được triển khai ở các quốc gia trên thế giới. So với các thế hệ điện thoại thông minh. Các thiết bị 5G cung cấp tốc độ tải lên và tải xuống nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và dung lượng lưu trữ nhiều hơn, cho phép người dùng truy cập internet nhanh hơn và an toàn hơn. Do đó, nhu cầu về chipset 5G để cung cấp năng lượng cho các thiết bị này và cho phép chúng cung cấp kết nối tốc độ cao mà người tiêu dùng mong muốn đang gia tăng. Khi mạng 5G chính thức được thương mại hóa trên toàn thế giới, nhu cầu về chipset 5G tăng lên. Thị trường chipset 5G sẽ phát triển rất mạnh nhờ sự mở rộng về hạ tầng 5G của các nhà mạng đáp ứng số lượng thiết bị đầu cuối và người dùng ngày càng tăng trên các mạng này.

Bên cạnh đó, nhu cầu về chipset 5G chuyên biệt, cụ thể cho từng ngành cũng tăng lên. Các nhà sản xuất chip liên tục cải thiện hiệu suất, hiệu suất năng lượng và hỗ trợ cho các tính năng nâng cao của Chipset 5G. Sự phát triển vượt bậc trong công nghệ sản xuất chip đã mở đường cho ra đời những chipset 5G thế hệ mới với hiệu năng mạnh mẽ và giá cả hợp lý hơn. Sự phát triển vượt bậc trong công nghệ sản xuất chip đã mang đến những giải pháp tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường 5G. Những cải tiến này đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự mở rộng thị trường chipset 5G, mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất và người dùng.

Adroit Market Research dự báo, thị trường chipset 5G dự kiến sẽ đạt 92,09 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 21,10% vào năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25.5% dự kiến trong giai đoạn 2022-2032, thị trường chipset 5G được đánh giá là có tiềm năng to lớn.  Báo cáo này cho thấy, những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đang đầu tư rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm chipset 5G. Tại Việt Nam, có một doanh nghiệp viễn thông lớn cũng đã làm chủ được thứ công nghệ hiện đại này, đó là tập đoàn Viettel.

Viettel làm chủ công nghệ 5G

Tại sự kiện Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, Viettel đã công bố nghiên cứu và sản xuất thành công chip 5G DFE. Đây là sản phẩm 5G do kỹ sư Viettel làm chủ hoàn toàn thiết kế. Vi xử lý hỗ trợ 5G này có thể điều khiển toàn bộ hoạt động 5G RRU và giao tiếp tốc độ cao tương tự như các chip 5G khác. Con chip do các kỹ sư Viettel làm chủ toàn trình về thiết kế có khả năng tính toán 1.000 tỷ phép tính trên giây, đáp ứng tiêu chuẩn chung về 5G của 3GPP – hiệp hội các tổ chức phát triển giao thức cho viễn thông di động, tương đương chip 5G của top 10 công ty bán dẫn trên thế giới.

Bên cạnh đó, những thiết bị hỗ trợ 5G do Viettel sản xuất đều được ứng dụng các công nghệ mới và đều đạt những tiêu chuẩn khác nhau trên thế giới. Viettel cũng cho biết, công ty đã sẵn sàng thương mại hoá 5G tại Việt Nam.

Ngoài ra, Viettel còn thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do chính tập đoàn này nghiên cứu và sản xuất. Đội ngũ kỹ sư của Viettel đã phát triển hệ thống thiết bị gNodeB 5G trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12- 2019). Như vậy, sau tám tháng kể từ ngày Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác vào tháng 5-2019, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Việc tự thiết kế và sản xuất thiết bị 5G sẽ giúp Viettel chủ động trong việc triển khai 5G cho mạng di dộng của mình và các dịch vụ gia tăng đi kèm, nhằm tạo ra những trải nghiệm 5G tốt nhất cho khách hàng.

Những thành tựu kể trên cho thấy, Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ thế giới. Hiện nay, trên thế giới, có năm công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G bao gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ sáu trên thế giới sản xuất thiết bị này. Trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có Viettel vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa sản xuất các thiết bị chip và vừa sản xuất các thiết bị mạng.

Xem thêm: Một nhà mạng Việt Nam tự sản xuất thành công trạm gốc 5G nhanh gấp 3 lần bình thường

SIM THĂNG LONG TẶNG SIM SỐ ĐẸP

Bài viết liên quan