"Ông lớn 5G" của thế giới ngỏ lời muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triển công nghệ này

NỘI DUNG CHÍNH

Mới đây, phó Chủ tịch Zhengjun Zhang bày tỏ mong muốn Huawei được đồng hành phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo cùng Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Zhengjun ZhangPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei Zhengjun Zhang

Huawei muốn đồng hành cùng Việt Nam

Chiều 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Zhengjun Zhang.

Ông Zhang cho biết, Huawei rất coi trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển và đã dành 23,2 tỷ USD cho công tác nghiên cứu phát triển, chiếm hơn 23% tổng doanh thu trong năm 2023, góp phần giúp Tập đoàn dẫn đầu toàn cầu trong những lĩnh vực như 5G, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu, năng lực số.

Kể từ năm 1998, Huawei và Việt Nam đã có mối quan hệ sâu sắc. Tập đoàn này đã ký kết biên bản cam kết đào tạo 10.000 nhân lực công nghệ thông tin trong 5 năm tới với Học viện Bưu chính viễn thông và đang cùng các đối tác Việt Nam nghiên cứu triển khai trung tâm đổi mới sáng tạo 5G đầu tiên.

Vì thế nên, ông Zhang khẳng định, nguồn lực của Huawei luôn sẵn sàng và mong muốn được tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… tại Việt Nam.

Huawei đã thành công với 5G như thế nào?

Huawei được đánh giá là công ty dẫn đầu về 5G và đã bắt đầu triển khai thương mại kết nối này cách đây bốn năm. Theo thống kê của tập đoàn, thế giới hiện có hơn 50.000 ứng dụng 5G công nghiệp và hơn 10 triệu kết nối 5G trong môi trường công nghiệp. Riêng tại Trung Quốc, 5G được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, khai thác, lưới điện, cảng, thép và cả chăm sóc sức khỏe. Trong khi ở nhiều quốc gia khác, 5G mới trong giai đoạn thử nghiệm, Huawei đã tiếp tục cùng đối tác phát triển lên 5.5G với những tham vọng lớn trong tương lai.

Huawei rất coi trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển và đã dành 23,2 tỷ USD cho công tác nghiên cứu phát triển, chiếm hơn 23% tổng doanh thu trong năm 2023, góp phần giúp Tập đoàn dẫn đầu toàn cầu trong những lĩnh vực như 5G, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu, năng lực số.

Ngoài thị trường Trung Quốc và châu Âu, Huawei tham gia vào hơn 60% trong tổng số 100.000 trạm phát sóng mạng 5G ở khu vực Đông Nam Á.

Nền tảng phát triển 5G tại Việt Nam

Băng tần 5G đã sẵn sàng

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để Việt Nam có thể triển khai 5G đó chính là vấn đề băng tần. Do đó, Bộ TT&TT đã triển khai thành công các phiên đấu giá và 2 nhà mạng Viettel cùng VNPT đã là những doanh nghiệp đầu tiên sở hữu những băng tần này.

Với việc sở hữu băng tần trong tay, việc thương mại hóa 5G đối với các nhà mạng chỉ là vấn đề thời gian khi hầu hết mọi công nghệ, trạm phát đã được chuẩn bị sẵn và chờ ngày đem vào lắp đặt, vận hành.

Nguồn nhân lực trình độ ngày càng cao

Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực luôn là các yếu tố ngăn cản sự phát triển công nghệ tại Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vấn đề này đã không còn nan giải nữa khi các nhà mạng, tập đoàn công nghệ đã rất chú ý vào vấn đề này và đầu tư rất nhiều vào công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho CBNV. Điển hình có thể kể đến là nhà mạng Viettel và FPT. Kết quả của quá trình đầu tư này đã thể hiện rất rõ khi những sản phẩm công nghệ cao được Viettel sản xuất đã gây tiếng vang trên khắp thế giới trong khi doanh thu xuất khẩu sản phẩm điện tử của FPT cũng đã vượt mốc 1 tỷ USD.

Nhu cầu người dùng lớn

Nếu đã có cung thì chắc chắn phải có cầu và ở Việt Nam đã có sẵn cầu từ rất lâu. Với số lượng dân số trên dưới 100 triệu người và chưa có dấu hiệu ngừng tăng thì Việt Nam đích thị là một thị trường béo bở cho các nhà mạng, nhất là trong bối cảnh internet, mạng xã hội là thứ không thể thiếu cho cuộc sống như hiện nay.

Báo cáo của Bộ TT&TT cho thấy, doanh thu mảng dịch vụ viễn thông đang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Năm 2023, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 139.260 tỷ đồng. Tuy mức tăng không đáng kể so với năm 2022 nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân trong nước vẫn còn rất lớn và miếng bánh thị phần béo bở vẫn đang chờ các nhà mạng.

Xem thêm: Tuy bị cấm vận nhưng doanh nghiệp này vẫn đứng TOP 1 thế giới về thiết bị 5G

Theo CafeF.