Mới đây, một vụ rò rỉ tài liệu từ Cox Media Group (CMG) - một công ty truyền thông lớn của Mỹ - đã gây chấn động dư luận khi tiết lộ việc sử dụng phần mềm "Active-Listening" để nghe lén các cuộc trò chuyện của người dùng qua điện thoại và thiết bị thông minh. Vụ việc không chỉ khiến người dùng lo ngại về quyền riêng tư mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân.
Active-Listening: Công cụ nghe lén dưới mác AI
Theo tài liệu bị rò rỉ, CMG đã triển khai phần mềm "Active-Listening" với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm thu thập dữ liệu giọng nói từ người dùng trong thời gian thực. Các cuộc trò chuyện diễn ra trên điện thoại, máy tính, hay các thiết bị trợ lý ảo đều có thể bị thu thập, phân tích và kết hợp với dữ liệu hành vi để nhắm mục tiêu quảng cáo một cách chính xác hơn.
Ví dụ, khi người dùng thảo luận về việc mua xe hơi, phần mềm có thể phát hiện và cung cấp dữ liệu cho các đối tác quảng cáo, dẫn đến việc người dùng thấy các quảng cáo liên quan đến ô tô xuất hiện trên các nền tảng như Facebook hay Google.
Tài liệu tiết lộ rằng Facebook (Meta),Google, và Amazon đều nằm trong danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ nghe lén này. Điều này ngầm chỉ ra rằng các công ty này có thể đã sử dụng dữ liệu giọng nói để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu.
Ngay sau khi thông tin rò rỉ, Google đã nhanh chóng phủ nhận sự liên quan và cắt đứt hợp tác với CMG, đồng thời tuyên bố sẽ xem xét các hành động pháp lý nếu phát hiện bất kỳ hành vi vi phạm nào. Facebook cũng khẳng định họ không sử dụng microphone của người dùng để thu thập dữ liệu quảng cáo và đã công khai chính sách này trong nhiều năm. Amazon cũng phủ nhận hợp tác với CMG, và tuyên bố sẽ có hành động mạnh mẽ nếu phát hiện bất kỳ sai phạm nào liên quan đến việc thu thập dữ liệu giọng nói.
Quyền riêng tư bị đánh cắp một cách "Hợp Pháp"?
Một điểm gây tranh cãi trong vụ việc này là việc CMG khẳng định họ đã thực hiện việc thu thập dữ liệu hoàn toàn hợp pháp. Theo CMG, việc nghe lén qua microphone điện thoại chỉ được tiến hành khi người dùng chấp nhận điều khoản sử dụng khi tải ứng dụng. Tuy nhiên, điều này đặt ra nhiều nghi vấn về đạo đức khi các điều khoản dài dòng thường không được người dùng đọc kỹ. Liệu rằng người dùng có thực sự hiểu mình đang cho phép những gì khi nhấp vào nút "Đồng ý"?
Vụ rò rỉ này là minh chứng rõ ràng cho những thách thức mới về quyền riêng tư trong kỷ nguyên số, khi mà công nghệ AI và các công cụ thu thập dữ liệu ngày càng phát triển. Nguy cơ bị nghe lén không còn là điều xa vời, mà đang trở thành hiện thực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cá nhân của hàng triệu người dùng.
Điều này đòi hỏi người dùng phải trở nên thận trọng hơn khi sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến. Việc cẩn thận xem xét các quyền truy cập mà ứng dụng yêu cầu, cũng như hiểu rõ về chính sách quyền riêng tư của các dịch vụ, là điều cần thiết để bảo vệ thông tin cá nhân.
Vụ rò rỉ từ Cox Media Group đã làm dấy lên làn sóng tranh luận về việc thu thập dữ liệu cá nhân thông qua công nghệ "nghe lén". Dù CMG có thể khẳng định hành động của mình là hợp pháp, nhưng các câu hỏi về đạo đức và quyền riêng tư vẫn còn đó. Người dùng cần phải tỉnh táo và thận trọng trong việc cấp quyền truy cập cho các ứng dụng, trong khi các cơ quan chức năng và chính phủ cần đưa ra các quy định rõ ràng hơn để bảo vệ người dùng khỏi việc lạm dụng công nghệ trong tương lai.
Nhưng tính năng "đột phá" của Bluetooth 6.0 liệu nó có được tích hợp trên iPhone 16