Nhà mạng Viettel vừa đấu giá thành công băng tần vàng 5G vào ngày 8/3 vừa qua và đây được xem là băng tần giá trị nhất trong đợt đấu giá lần này.
"Băng tần vàng 5G" của Viettel có gì đặc biệt?
Giá trị của một tần số cần phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Thứ nhất là dải hoạt động của tần số rộng hay hẹp. Tần số càng rộng, tốc độ truyền dữ liệu càng cao.
- Thứ hai, giá trị các khối băng tần hơn kém nhau ở việc tần số thấp hay cao. Tần số ở dải càng thấp thì sóng di động càng đi xa, vùng phủ sóng càng lớn.
Trước đây, các nhà mạng vẫn sử dụng các đoạn tần số có độ rộng tối đa 20 MHz FDD (gồm 20MHz downlink và 20 MHz uplink) cho 4G. Các khối băng tần B1 và C2 với cùng độ rộng 100MHz cho phép mạng 5G đạt tốc độ tối đa tương đương giữa các nhà mạng tại Việt Nam và ngang tầm các nước hàng đầu thế giới.
Đặc biệt nhất phải kể đến việc tần số 2.500-2.600 MHz mà Viettel trúng đấu giá sẽ phủ sóng xa hơn khoảng 1,3 lần và diện tích phủ sóng lớn hơn khoảng 1,7 lần so với hai khối băng tần còn lại.
Sóng di động phủ theo hình tròn 360 độ xung quanh trạm phát sóng. Khi vùng phủ sóng có bán kính lớn hơn 1,3 lần diện tích sẽ lớn hơn 1,69 lần. Nếu Viettel phủ 100 trạm di động 5G hoặc 4G trên tần số 2.600 MHz thì tổng diện tích phủ sóng sẽ tương ứng với khoảng 169 trạm di động có cùng công suất phát sóng và mục tiêu phủ sóng ở băng tần 3500MHz.
Đánh giá của Simthanglong
Có thể hiểu rằng băng tần 5G mà Viettel sở hữu còn đáng giá hơn cả số tiền 7.500 tỷ đồng mà nhà mạng này bỏ ra để đấu giá thành công. Một loại băng tần mà vừa có thể hỗ trợ được công nghệ 4G đang làm chủ đất nước mà lại còn tạo điều kiện, tạo nền tảng để phát triển công nghệ 5G hiện đại hơn thì quá xứng đáng với tên gọi "băng tần vàng".