Hệ thống mạng di động đã trải qua một quá trình phát triển dài với các công nghệ khác nhau. Các tên gọi mạng 3G, 4G đôi khi khiến người dùng băn khoăn vì không hiểu hết được ý nghĩa của nó. Vậy nên Sim Thăng Long sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các loại mạng này qua bài viết dưới đây.
1. Cùng tìm hiểu về chữ G trong 3G/4G
Liệu bạn có biết ý nghĩa của chữ cái G mà nhiều người dùng hàng ngày trên các điện thoại thông minh không?
Chữ G chính là viết tắt của từ generation nghĩa là thế hệ, chỉ các thế hệ công nghệ di động. Cụ thể về 3G, 4G là gì thì mời bạn theo dõi ở phần tiếp theo nhé.
2. Mạng 3G/4G là gì?
a. Mạng 3G
Mạng 3G là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại (nghe, gọi, nhắn tin thông thường) và ngoài thoại như tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...
Điểm mạnh 3G so với công nghệ trước là cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.
- Tốc độ 3G
- Bạn thường thấy những thông số kỹ thuật của máy: Tốc độ 3G: HSDPA, 42 Mbps; HSUPA, 5.76 Mbps. Vậy chúng nghĩa là gì và ảnh hưởng gì đến trải nghiệm của bạn trên thiết bị di động?
- Tốc độ 3G là tốc độ truyền và tải dữ liệu (tin nhắn, cuộc gọi, hình ảnh, video…). Tốc độ càng cao nghĩa là thời gian truyền tải dữ liệu càng nhanh, dung lượng dữ liệu càng lớn.
- Tốc độ 3G chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21 Mbps và nâng cao lên 42 Mbps. Do đó, người dùng 3G sẽ có thể xem phim, clip, nghe nhạc và lướt web nhanh hơn. Trong đó HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access): Gói đường truyền tải xuống tốc độ cao, cho phép tốc độ tải dữ liệu về máy tối đa đạt đến 42 Mbps, tương đương với tốc độ đường truyền ADSL (1 giây có thể up xong 1 bản MP3 dung lượng 5 MB).
- Còn HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access) là gói đường truyền tải lên tốc độ cao, cho phép tốc độ tối đa đạt 5.76 Mbps.
- Đa số các smartphone, máy tính bảng hiện nay đều hỗ trợ tốc độ 3G tối đa của HSDPA và HSUPA.
- Ưu điểm của mạng 3G:
- Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.
- Truy cập Internet tốc độ cao kể cả khi di đang chuyển.
- Cùng với sự bùng nổ smartphone, kết nối 3G cho phép người dùng truy cập vào thế giới nội dung đa phương tiện phong phú bao gồm nhạc, phim, hình ảnh chất lượng cao.
- Kết hợp với các ứng dụng nhắn tin OTT như Viber, Skype, Zalo, Line…, 3G giúp người dùng có thể online, trò chuyện mọi lúc mọi nơi với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với dạng tin nhắn SMS truyền thống.
b. Mạng 4G
4G, hay 4-G, viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 - 1,5 Gb/giây. Tên 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa rằng công nghệ này vượt trội hơn so với 3G.
3. Sự khác nhau giữa mạng 3G và 4G
Sự khác nhau giữa hai thế hệ mạng không dây nằm ở 3 yếu tố: Tốc độ download, tốc độ upload và kết nối thời gian thực. cụ thể như sau:
a. Về tốc độ download dữ liệu
Theo lý thuyết, mạng 4G có khả năng kết nối nhanh hơn 3G tới 10 lần. Người dùng khi sử dụng mạng 4G có thể truy cập Internet vô cùng nhanh chóng, tốc độ load phim hay tải nhạc cũng nhanh hơn bình thường rất nhiều.
b. Kết nối thời gian thực
Kết nối thời gian thực của mạng 4G được đánh giá cao hơn so với mạng 3G. Thời gian trễ của mạng 4G cũng thấp hơn nhiều lần so với 3G.
Để hiểu rõ hơn về độ trễ giữa 3G và 4G mời bạn tham khảo bài viết TẠI ĐÂY
Như vậy bạn đã thấy được điểm khác biệt lớn nhất giữa mạng 3G và 4G chính là ở tốc độ rồi đúng không nào? Hi vọng với thông tin ở trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về 2 loại mạng này và có những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng.