Không chỉ là nhà mạng, tập đoàn này còn là "cỗ máy" đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế quốc gia

NỘI DUNG CHÍNH

Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách lớn nhất trong số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 cùng với sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển của kinh tế quốc gia.

Tăng trưởng của Viettel

Chỉ tính riêng năm 2023,  Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DNNN là hơn 166.000 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.

Sau đó chỉ với 5 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel tiếp tục là doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách lớn nhất trong số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng trong 5 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, doanh thu hợp nhất của Viettel đạt gần 75.000 tỷ đồng, hoàn thành 110% kế hoạch, tăng trưởng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế là 19.700 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 25.500 tỷ đồng, hoàn thành 124% kế hoạch, tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tập đoàn nộp ngân sách Nhà nước hơn 24.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn viễn thông này đã triển khai nhiều giải pháp toàn diện, qua đó hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng vượt kỳ vọng của Viettel đến từ một số lĩnh vực chủ chốt, cụ thể:

  • Viễn thông: Tăng trưởng 9,3% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 30% vào tăng trưởng của Tập đoàn, đặc biệt viễn thông nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao, trên 18% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Giải pháp CNTT và dịch vụ số: Tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 22% vào tăng trưởng của Tập đoàn.
  • Logistics, chuyển phát và thương mại: Tăng trưởng gần 18% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 21% vào tăng trưởng của Tập đoàn.
  • Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao và các lĩnh vực khác: Đạt tăng trưởng trên 20%, đóng góp 28% vào tăng trưởng của Tập đoàn.

Bên cạnh đó, với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước chủ chốt, Viettel đã thực hiện nhiều nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng, tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để hoàn thành tốt những sứ mệnh được Chính phủ và Bộ Quốc phòng giao phó. Tuy nhiên, tập đoàn này cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các hoạt động nghiên cứu những công nghệ, thiết bị mới và đang rất cần những sự hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước.

Kiến nghị giải pháp cho Nhà nước

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Chủ tịch Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng đã đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cần có chiến lược toàn diện để thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp như Viettel, doanh thu từ hoạt động đầu tư nước ngoài là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi đầu tư ra nước ngoài, Viettel phải cạnh trạnh với những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu thế giới như Telefonica của Tây Ban Nha, Orange của Pháp, Vodafone của Anh,… Do đó, Viettel nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung rất cần có chiến lược toàn diện và những cơ chế chính sách thuận lợi, linh hoạt để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

Viettel đề xuất Chính phủ chỉ đạo, xây dựng chiến lược toàn diện về đầu tư ra nước ngoài để phát huy được tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong công tác đầu tư nước ngoài đang gặp phải.

Đồng bộ hóa chính sách

Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã triển khai một số giải pháp để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể tham gia đấu thầu, dần thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm công nghệ cao, có yếu tố an toàn thông tin thì các chính sách này chưa đủ mạnh, chưa đủ để cạnh tranh với các doanh nghiệp, thương hiệu lớn trên thế giới. Cụ thể, các doanh nghiệp công nghệ của Việt còn non trẻ, mới thâm nhập thị trường, quy mô chỉ bằng 0,1% của các hãng trên thế giới nên chưa thể có công nghệ tiên tiến, có quy mô thị trường, sản xuất hàng triệu sản phẩm. Do đó giá thành của sản phẩm từ các doanh nghiệp này thường cao hơn 20-30% so với các tập đoàn tên tuổi.

Chính vì thế, Viettel đề xuất Chính phủ nghiên cứu, có chính sách đồng bộ và mạnh hơn nữa để các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của các doanh nghiệp Việt được đưa vào khai thác sử dụng tại thị trường trong nước, tiến tới hoàn thiện sản phẩm và xuất khẩu.

Tạo không gian phát triển

Chủ tịch Tào Đức Thắng đề xuất Chính phủ nghiên cứu xây dựng các chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp “tiên phong” có thể chủ động hơn trong việc mở rộng không gian tăng trưởng như cơ chế cho phép các doanh nghiệp nhà nước lớn được chủ động hơn trong việc triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhỏ,… liên kết tạo hệ sinh thái để các doanh nghiệp cùng phát triển.

Cùng với đó, Viettel kiến nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực cho các DNNN một cách hợp lý, kịp thời, hiệu quả, dựa trên quy mô, năng lực của doanh nghiệp, xu thế công nghệ và tín hiệu thị trường,… giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để phát triển.

Hỗ trợ triển khai dự án quan trọng

Nhiều dự án trọng điểm quốc gia hiện nay như triển khai giải pháp quốc phòng, phát triển ngành hàng không vũ trụ, sản xuất chip bán dẫn cần nguồn lực rất lớn kể cả về tài chính lẫn nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp Việt Nam đa số sẽ không có đủ "sức mạnh" để gồng gánh và thực hiện những dự án này từ đầu tới cuối.

Do đó, Viettel đề xuất Chính phủ xây dựng cơ chế phân bổ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp nhà nước có đủ năng lực được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ trọng điểm của Quốc gia.

Với những giải pháp được đề xuất trên, Viettel và tất cả người dân Việt Nam tin rằng nền kinh tế quốc gia còn có thể phát triển mạnh mẽ và bùng nổ hơn nữa.

Xem thêm: Viettel xuất sắc vượt qua 600 đối thủ để xướng tên vào “giải thưởng quốc tế danh giá”

Theo Viettel Family.

SIM THĂNG LONG TẶNG SIM SỐ ĐẸP

Bài viết liên quan