Viettel và VNPT là 2 nhà mạng lần lượt đấu giá thành công băng tần 5G. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trúng đấu giá khối băng tần B1 (2500-2600MHz). Sau đó là VNPT, vậy VNPT đã chi bao nhiêu để có được băng tần 5G?
Ngày 19/3/2024, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia đã tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C2 (3700 - 3800MHz). Giá khởi điểm cho băng tần C2 là 1.957 tỷ đồng. Nhà mạng may may trúng thầu chính là VNPT, để có trong tay gói thầu này, VNPT đã phải bỏ ra số tiền là 2.581 tỉ đồng cho 15 năm sử dụng.
Việc VNPT trúng đấu giá khối băng tần C2 có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình triển khai và phát triển mạng 5G tại Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng giúp VNPT mở rộng lựa chọn thiết bị mạng và tối ưu hóa chi phí triển khai, nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ 5G với tốc độ cao và chất lượng ổn định cho người dùng.
Đồng thời, việc sở hữu các dải băng tần quan trọng không chỉ tăng cường khả năng cạnh tranh của VNPT trong lĩnh vực viễn thông mà còn tạo tiền đề cho việc phát triển các công nghệ tiếp theo như mạng 6G trong tương lai.
Riêng khối băng tần C3 3800-3900 MHz bị hủy phiên đấu giá do trước đó không đủ số lượng nhà thầu tham gia đấu giá.
Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ, Bộ TT&TT sẽ thực hiện các thủ tục để cấp phép tần số, cho phép doanh nghiệp khai thác kinh doanh.
Xem thêm: Thời gian đấu giá khối băng tần 5G cuối cùng (C3 3800-3900 MHz)