Băng tần 5G C3 sẽ được Bộ TT&TT xem xét tổ chức đấu giá lại vào thời điểm thích hợp và nếu điều này xảy ra thì thông tin về giá khởi điểm của băng tần C3 đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.
Giá khởi điểm của Băng tần 5G C3 là bao nhiêu?
Như đã biết trước đó, giá khởi điểm trước đây của các băng tần được công bố:
- Băng tần 2500 MHz - 2600 MHz cho 15 năm sử dụng có giá 3.983,2 tỷ đồng.
- Băng tần từ 3700 MHz - 3800 MHz cho 15 năm sử dụng có giá 1.956,8 tỷ đồng.
- Băng tần từ 3800 MHz - 3900 MHz cho 15 năm sử dụng cũng có giá khởi điểm là 1.956, 8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ có 2 băng tần được đấu giá thành công còn băng tần 3800 MHz - 3900 MHz vẫn chưa tìm được chủ sở hữu vì phiên đấu giá ngày 14/3 đã bị hoãn vì thiếu số lượng các nhà mạng đăng ký tham dự.
Mặc dù con số giá khởi điểm cụ thể của phiên đấu giá lại băng tần C3 3800 MHz - 3900 MHz vẫn chưa được Bộ TT&TT công bố nhưng chúng ta có thể suy đoán rằng giá khởi điểm có thể sẽ nằm ở mức thấp hơn con số 1.956,8 tỷ đồng được công bố trước đó.
Nhà mạng nào có tiềm năng sở hữu băng tần cuối cùng?
Nếu phiên đấu giá băng tần 5G cuối cùng được tổ chức lại thì 2 nhà mạng là Viettel và VNPT sẽ không được tham dự vì đã sở hữu 2 băng tần trước đó. Các nhà mạng còn lại có thể xuất hiện là MobiFone, Vietnamobile, Gtel,...
Dựa vào sức mạnh tài chính, giá trị thương hiệu tại Việt Nam thì nhà mạng đang có tiềm năng nhất để sở hữu băng tần cuối cùng này là MobiFone vì hiện tại nhà mạng này đang đứng thứ 3 Việt Nam về thị phần cũng như sở hữu một danh tiếng lẫy lừng từ lâu.
Tuy nhiên 2 nhà mạng còn lại cũng không hề kém cạnh khi Vietnamobile có sân sau là một ông lớn tỷ đô nước ngoài còn Gtel mới đây đã được Bộ Công An phát động CBCS sử dụng dịch vụ. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể trông chờ vào một phiên đấu giá vô cùng gay cấn sắp tới.
Xem thêm: Điều kiện để thương mại hóa 5G