Năm 2024 được xác định là năm thương mại hóa 5G, vậy thì giá cước của loại công nghệ mới này sẽ ở mức bao nhiêu đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Các nhà mạng phải triển khai 5G trong bao lâu?
Sau khi các nhà mạng nhận được giấy phép sử dụng băng tần 5G cũng chính là lúc họ bắt tay vào triển khai những bước chạy đầu tiên của công nghệ này.
Bộ TT&TT quy định rõ các nhà mạng phải triển khai hạ tầng trong 2 năm đầu tiên sau khi được cấp phép. Đối với các khu vực có nhu cầu sử dụng 5G sớm thì doanh nghiệp phải triển khai mạng 5G sau khi được cấp tài nguyên tần số.
Giá cước 5G sẽ ở mức nào?
Theo quy định về quản lý giá tại Luật Viễn thông, các nhà mạng chủ động định giá dịch vụ áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đồng thời giá dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở giá thành. Giá thành dịch vụ được tính toán, hình thành từ nhiều yếu tố như quy mô cung cấp, chi phí, mức độ đầu tư.
Vì thế, có thể nói rằng giá cước 5G vẫn chưa thực sự được xác định, nhưng phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư của các nhà mạng.
Ví dụ nhà mạng Viettel tuyên bố đầu tư 30.000 tỷ đồng để triển khai công nghệ này trong khi với công nghệ 4G triển khai hơn 10 năm trước chỉ bỏ ra khoảng hơn 10.000 tỷ thì xét theo tỉ giá, quy luật chi phí cận biên thì giá cước 5G sẽ ở mức gấp 1,5 lần 4G. Lưu ý, những con số trên chỉ là minh họa của chúng tôi về một cách tính giá cước, không mang tính chất khẳng định, chỉ mang tính tham khảo.
Xem thêm: Giá cước 5G: “Món hời” hay “gánh nặng” cho người dùng sau khi thương mại hóa thành công