Chốt thời điểm đấu giá băng tần 4G 700 MHz mới nhất

NỘI DUNG CHÍNH
Nhằm đảm bảo chất lượng cung cấp mạng 4G tại Việt Nam, Bộ TT&TT dự kiến sẽ tổ chức đấu giá băng tần 700 MHz trong thời gian tới.
Cục tần số vô tuyến điện dự kiến đấu giá băng tần 4G 700 MHz vào tháng 10
Cục tần số vô tuyến điện dự kiến đấu giá băng tần 4G 700 MHz vào tháng 10

Tình hình quy hoạch, sử dụng băng tần 700 MHz trên thế giới

Trên thế giới, có 02 phương án quy hoạch và sử dụng băng tần 700 MHz, phổ biến nhất là quy hoạch US 700 MHz và quy hoạch APT 700 MHz (Quy hoạch của Việt Nam đang áp dụng là quy hoạch APT 700 MHz).Theo báo cáo của GSA tháng 6/2022, có 205 nhà mạng đã đầu tư xây dựng mạng LTE trong băng tần 700 MHz, trong đó có 165 nhà mạng đầu tư theo quy hoạch APT 700 MHz (band 28) với 153 nhà mạng đã được cấp phép băng tần và 74 nhà mạng trong số đó đã triển khai 4G LTE hoặc 5G thương mại. Số nhà mạng triển khai theo phương án quy hoạch US 700 MHz ít hơn, với 98 nhà mạng.

Tình hình quy hoạch, sử dụng băng tần 700 MHz tại Việt Nam

Tại Việt Nam, băng tần 700 MHz trước đây chủ yếu được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự mặt đất. Tuy vậy, hệ thống này đã được thay thế bởi truyền hình số mặt đất theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Từ ngày 28/12/2020, Việt Nam đã chính thức ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên cả nước và băng tần 700 MHz đã được giải phóng để sẵn sàng cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT.Băng tần 700 MHz được quy hoạch 3 khối song công phân chia theo tần số, mỗi khối có độ rộng 10 MHz, trong đó:
  • Đoạn băng tần 703-733 MHz được dành làm băng tần đường lên, gồm 03 khối: B1, B2 và B3.
  • Đoạn băng tần 758-788 MHz được dành làm băng tần đường xuống, gồm 03 khối: B1’, B2’ và B3’.
Doanh nghiệp được xem xét cấp phép không quá 01 khối trong tổng số 03 khối song công phân chia theo tần số (FDD) là B1-B1’, B2-B2’, B3-B3’ và được sử dụng theo quy định trong giấy phép sử dụng băng tần.Đoạn băng tần 694-703 MHz được dành làm băng tần bảo vệ.Đối với đoạn băng tần 733-758 MHz và 788-806 MHz, Thông tư 19/2019/TT-BTTTT quy định: Các hệ thống vô tuyến chuyên dùng hiện đang tạm thời hoạt động trong các đoạn băng tần này phải có kế hoạch chuyển đổi tần số để giải phóng băng tần, không được triển khai mới hệ thống vô tuyến chuyên dùng trong các đoạn băng tần này.Riêng đoạn băng tần 786-788 MHz, khi sử dụng tại một số khu vực, doanh nghiệp phải bảo đảm mức cường độ điện trường không vượt quá 42 dBµV/m/3MHz đo ở độ cao 10 mét từ mặt đất, nhằm không gây nhiễu có hại cho hệ thống vô tuyến chuyên dùng hiện đang tạm thời hoạt động trong đoạn băng tần này.Việc ban hành Quy hoạch băng tần 700 MHz cho thông tin di động IMT được đánh giá là đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp viễn thông và mang lại những tác động tích cực đến xã hội như:
  • Doanh nghiệp có định hướng để xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phát triển hạ tầng.
  • Cơ quan quản lý có cơ sở để tiến hành đấu giá và cấp phép sử dụng băng tần 700 MHz.
  • Mang lại nhiều lợi ích hơn khi dịch vụ thông tin di động 4G/5G được phát triển, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, miền núi.

Thời điểm đấu giá băng tần 700 MHz

Thời gian qua, Bộ TT&TT đã nhận được phản ánh về chất lượng dịch vụ viễn thông. Các nhà mạng phải đẩy nhanh phủ sóng tại các vùng lõm để người dân thụ hưởng được dịch vụ viễn thông. Về an toàn thông tin cho hạ tầng số, VNPT cũng đã có bước tiến vượt bậc, nhưng vẫn cần đầu tư đúng tầm vóc.Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, cho biết lộ trình tắt sóng 2G sẽ thực hiện theo kế hoạch. Dự kiến vào tháng 10 tới, Bộ TT&TT sẽ tiến hành đấu giá băng tần 700 MHz để các nhà mạng có tần số tăng cường vùng phủ sóng.Như vậy, ít nhất thì trong năm 2024, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đấu giá 4 loại băng tần, trong đó có 2 dải băng tần 5G (C2, C3),1 dải băng tần 4G (700 MHz) và 1 dải băng tần kết hợp 5G và 4G (B1).
Xem thêm: Bất ngờ một băng tần 4G mới sắp được đấu giá khiến các nhà mạng “quyết tâm tranh giành”

Theo Báo Vietnamnet.

Bài viết liên quan