5G Viettel: quá trình phát triển và những dấu mốc lịch sử

NỘI DUNG CHÍNH

Đã 5 năm kể từ ngày Viettel đưa 5G về tới Việt Nam, hãy cùng chúng tôi xem quá trình phát triển của Viettel 5G nhé.

5G Viettel đã trải qua một hành trình dài với nhiều dấu mốc quan trọng5G Viettel đã trải qua một hành trình dài với nhiều dấu mốc quan trọng

Lần đầu tiên được cấp phép thử nghiệm 5G

Ngày 25/1/2019, Viettel chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt giấy phép sử dụng băng tần để thử nghiệm công nghệ di động thế hệ thứ 5 - IMT 2020 (5G). Trước đó, ngày 22/01/2019, Bộ cũng đã cấp giấy phép thử nghiệm công nghệ 5G cho Viettel.

Với dấu mốc này, Viettel là nhà mạng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp phép đầy đủ để thử nghiệm 5G với các đoạn băng tần 2575 - 2615 MHz, 3700 - 3800 MHz và 26500 - 27500 MHz.

Cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam

Đầu tháng 5/2019, Viettel đã đặt mục tiêu thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên mạng thật của Viettel thay vì trên thiết bị demo hay trong phòng lab mà nhiều quốc gia khác đã lựa chọn.

Kết quả làm việc đầy nhiệt huyết của lực lượng kỹ thuật Viettel đã mang đến cuộc gọi 5G đầu tiên sử dụng thiết bị của đối tác Ericsson vào ngày 10/5/2019. Tốc độ kết nối thực tế từ 1,5 - 1,7 Gbps, vượt xa giới hạn của mạng 4G, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công mạng 5G sớm nhất thế giới.

Khai trương thử nghiệm dịch vụ 5G

Ngày 30/11/2020, Viettel khai trương thử nghiệm dịch vụ 5G sớm nhất tại Việt Nam khi hoàn thành phát sóng và đưa vào thử nghiệm thương mại 100 trạm 5G tại khu vực trung tâm của 3 quận ở Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng. Đây là mạng 5G được thiết kế liền mạch, có quy mô lớn nhất, vùng phủ rộng nhất để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Tại nước ngoài, đến hết năm 2023, Viettel đã có 4 công ty thị trường thử nghiệm thành công 5G là Mytel, Metfone, Bitel và Telemor.

Làm chủ công nghệ và chip 5G

Việc làm chủ hệ thống 5G của Viettel được đánh dấu bằng cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm vào ngày 17/1/2020.

Tháng 12/2023, hệ thống 5G dùng riêng (5G Private) hoàn chỉnh đầu tiên của Viettel được xuất khẩu sang Ấn Độ. Mới đây nhất, ngày 7/5/2024, VHT đã có hợp đồng thương mại 5G Private thứ 2 tại quốc gia công nghệ phát triển và có dân số đông nhất thế giới. Ngày 9/5/2024, VHT tiếp tục ký thỏa thuận phân phối các sản phẩm hạ tầng mạng viễn thông 5G tại 9 nước Trung Đông - một trong những khu vực năng động nhất thế giới.

Bên cạnh đó, vào tháng 10/2023, Viettel công bố làm chủ hoàn toàn chip 5G DFE, có năng lực tính toán 1.000 tỷ phép tính trên giây. Đây là thành phần phức tạp nhất trong khối vô tuyến của trạm 5G, đóng vai trò xử lý các thuật toán, điều khiển toàn bộ hoạt động của khối vô tuyến và giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác. Đồng thời, Viettel chế tạo, thử nghiệm thành công khối thu phát xử lý tín hiệu cao tần của trạm 5G dùng chip 5G DFE.

Xem thêm: Viettel xuất sắc vượt qua 600 đối thủ để xướng tên vào “giải thưởng quốc tế danh giá”

Theo Viettel Family.

SIM THĂNG LONG TẶNG SIM SỐ ĐẸP

Bài viết liên quan