Ngoài việc chọn ngày thì việc lựa chọn xem cúng Rằm giờ nào thì tốt nhất cũng rất quan trọng. Có thể cúng Rằm vào nhiều khung giờ hoàng đạo trong ngày, tuy nhiên để biết xem cúng giờ nào là hợp lý nhất thì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. Cúng rằm vào giờ nào thì đẹp?
Hiện nay, các gia đình Việt thường cúng Rằm vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Song theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng tiến hành vào ngày chính Rằm (tức ngày 15 âm lịch) là tốt nhất. Bởi dân gian quan niệm đây là thời điểm thần Phật giáng thế ban phước lành cho người trần thế. Xét theo lịch vạn niên 2021, ngày 15 âm lịch tháng 2 sẽ rơi vào ngày 27 tháng 3 dương lịch.
Theo truyền thống, khung giờ tốt nhất để thắp hương trong ngày chính Rằm sẽ là giờ Ngọ (11h- 13h) và đúng chính Ngọ (12h) lại càng tốt hơn. Bởi đó là thời điểm thần Phật cảm ứng rõ nhất lòng thành của gia chủ. Tuy nhiên, gia đình nào không sắp xếp làm lễ cúng đúng thời gian đó thì cũng có thể chọn các giờ hoàng đạo khác.
Bạn có thể cúng Rằm tháng 2 vào những khung giơ hoàng đạo sau:
- Giờ Thìn (7 – 9 giờ)
- Giờ Tỵ (9 – 11 giờ)
- Giờ Thân (15 – 17 giờ)
- Giờ Dậu (17 – 19 giờ)
- Giờ Hợi (21 – 23 giờ)
2. Một số lưu ý khi cúng Rằm
2.1. Lễ vật
Khi chuẩn bị lễ vật cúng Rằm, các gia đình nên sửa soạn tùy vào điều kiện hoàn cảnh của mình, quan trọng vẫn là sự thành tâm. Sau đây là một vài gợi ý về mâm lễ cúng Rằm theo truyền thống mà mọi người có thể tham khảo:
- Mâm lễ giản dị: hương (nhang),hoa, quả, nước, trầu, cau, tiền vàng.
- Mâm lễ tươm tất: hương (nhang),hoa, quả, nước, trầu, cau, tiền vàng và một số món mặn (thịt gà luộc, thịt lợn luộc, canh xương măng,…) hay món chay (xôi, rau củ xào, chè trôi nước, bánh bưởi,…).
Ngoài ra khi chuẩn bị lễ vật, bạn cũng cần chú ý không nên sử dụng đồ giả như: hoa quả nhược, đồ mặn giả chay hay đồ chay giả mặn. Bởi điều này đồng nghĩa với sự lừa dối, sự bất kính đối với tổ tiên, thần Phật.
2.2. Văn khấn
Để truyền đạt tâm tư nguyện vọng đến gia tiên, gia thần, bạn có thể tham khảo bài cúng Rằm theo văn khấn Cổ truyền Việt Nam sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
Con kính lạy các ngài Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Tôn thần cai quản trong xứ này
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm TÂN SỬU
Tín chủ con là ………………………………………………
Ngụ tại…………………… cùng toàn gia quyến thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án
Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương,
Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
Ngài Bản gia Thổ địa, Long Mạch Tôn thần,
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần,
Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông, người người được bình an, lộc tài tang tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Ngoài ra, người khấn cần nghiêm túc, thái độ đoan chính. Các thành viên khác trong gia đình cũng không nên cười đùa hay tranh cãi.
>>> Xem thêm: Nên cúng Rằm vào ngày 14 hay ngày 15?
Như vậy bài viết này đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh cúng Rằm giờ nào thì tốt nhất? Hãy theo dõi Sim Thăng Long để cập nhật các thông tin phong thuỷ một cách nhanh nhất nhé!
Nguồn: Thăng Long Đạo Quán