Mạng 5G không thể thay thế hoàn toàn 4G??
Tác giả:Admin Sim Thăng LongCông nghệ mạng di động đang ngày càng phát triển, các tên gọi mạng 5G, 4G, 3G và LTE khiến nhiều người chưa hiểu hết về những công nghệ này. Để giúp mọi người hiểu rõ được sự khác biệt và ưu nhược điểm của các công nghệ mạng này hãy cùng SimThangLong.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Mạng 5G tốc độ gấp 40 lần 4G
Mạng 5G là tên gọi tắt của 5th Generation, thế hệ thứ 5 của mạng di động.
5G sử dụng sóng milimét (Millimetre wave) đại diện cho phổ tín hiệu RF giữa các tần số 20GHz và 300GHz với bước sóng từ 1~15mm. Những dải tần này được tận dụng có thể cải thiện rất nhiều tốc độ và băng thông không dây.
Điều này có nghĩa, nếu mạng 4G cho phép tải một bộ phim 3D trong 6 phút, thì mạng 5G sẽ giúp hoàn thành việc này chỉ trong 6 giây.
Tại Việt Nam, một số nhà mạng đã bắt đầu thử nghiệm 5G ở quy mô nhỏ. Bắt đầu từ ngày 21.9, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã triển khai phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TP.HCM.
5G sẽ không thay thế hoàn toàn 4G, thay vào đó nó được xây dựng dựa trên các mạng 4G hiện có, tương tự khi 4G ra mắt cũng không thể thay thế 3G hoàn toàn.
2. Mạng 4G phủ rộng khắp Việt Nam
Với nhu cầu sử dụng đường truyền tốc độ cao, mạng 4G như một bước đột phá trong lĩnh vực mạng di động hiện nay. Mạng cho phép khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 1 - 1,5Gb/s.
Được xem như nền công nghệ truyền thông của tương lai, 4G giúp người dùng có thể download và upload những file dung lượng lớn với tốc độ nhanh nhất.
Hiện nay, có 2 chuẩn công nghệ lõi của 4G là WiMax và Long Term Evolution (LTE),2 công nghệ này sử dụng băng tần khác nhau.
Ở Việt Nam, mạng 4G đang được thương mại hóa và đã phủ sóng tại tất cả các thành phố lớn. Người dùng có thể xem phim, lướt web hay chơi game với tốc độ internet chất lượng cao.
3. Mạng 4G LTE
LTE là viết tắt của Long Term Evolution đây là một chuẩn công nghệ 4G nhưng nó chưa phải là một công nghệ chuẩn 4G hoàn chỉnh, mà thay vào đó là một chuẩn chỉ mới tiệm cận tới công nghệ mạng 4G.
Dù rằng trên điện thoại của chúng ta vẫn hiển thị là 4G nhưng thực chất nó lại không thể kết nối 4G được chuẩn nhất. Và mỗi lần công nghệ LTE được cải tiến thì sẽ được cập nhật thêm mới.
Hiểu một cách đơn giản thì 4G LTE chỉ kết nối nhanh hơn so với 3G những vẫn chưa thực sự đạt chuẩn 4G trong nghiên cứu. Nhưng dù sao 4G LTE cũng giúp việc truyền tải dữ liệu được cải thiện đáng kể hơn so với mạng 3G.
4. Mạng 3G là gì?
Được ra mắt đầu tiên tại Nhật Bản năm 2001, mạng 3G (có tên Third-generation technology) là thế hệ công nghệ mạng internet mobi thứ 3 cho phép truyền dữ liệu thoại như: nghe, gọi, nhắn tin... cùng với đó là việc truyền tải dữ liệu mạng trở nên nhanh hơn rất nhiều so với mạng 2G trước đây.
Công nghệ 3G như bước phát triển bùng nổ của mạng di động. Bạn có thể truy cập internet tốc độ cao với nội dung đa phương tiện như: lướt web, xem phim, nghe nhạc online... Bạn cũng có thể trò chuyện trực tuyến, hay livetream qua những ứng dụng hỗ trợ như: zalo, facebook, Viber...
Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều được hỗ trợ công nghệ 3G. Hiện nay, công nghệ này được xây dựng với 4 chuẩn chính là:
- W-CDMA: sử dụng băng rộng để có tốc độ cao hơn và hỗ trợ người dùng mạng 2G, được sử dụng nhiều ở khu vực Châu Âu
- CDMA 2000: là thế hệ tiếp theo của chuẩn 2G CDMA và IS-95. Nó cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s.
- TD-CDMA: có nền tảng từ chuẩn UTMS. Cung cấp chất lượng tốt hơn cho dữ liệu đa phương tiện.
- TD-SCDMA: cũng được dựa theo nền tảng chuẩn UTMS, với mục đích thay thế cho W-CDMA.
Ưu điểm của mạng 3G:
- Tốc độ và chất lượng tín hiệu được cải thiện hơn trước.
- Tốc độ truy cập internet cao hơn so với mạng 2G.
- Mở ra thời kỳ của thế giới nội dung đa phương tiện.
- Người dùng có thể kết nối online với nhau mọi lúc với mức chi phí rất rẻ.
Trên đây là những thông tin về các công nghệ mạng di động mà simthanglong.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về từng công nghệ mạng mà chúng ta đang sử dụng.