So sánh 3 dải băng tần 5G Việt Nam đang sở hữu và cái kết bất ngờ
Tác giả:Viễn Thông Biết TuốtHiện nay, Việt Nam đang sở hữu 3 dải băng tần 5G gồm dải 2500-2600 MHz, 3700-3800 MHz, 3800-3900 MHz và khi so sánh chúng với nhau, ta hoàn toàn thấy được sự khác biệt.
Viettel và VNPT sở hữu 2 băng tần 5G
Trong 3 dải băng tần 5G nêu trên, có 2 dải đã thuộc quyền sở hữu của các nhà mạng đó là:
- Nhà mạng Viettel sở hữu dải 2500-2600 MHz ngày 8/3.
- Nhà mạng VNPT sở hữu dải 3700-3800 MHz ngày 19/3.
Sau khi trúng đấu giá 2 băng tần trên, Viettel và VNPT đều lần lượt đưa ra định hướng phát triển mạng 5G của mình. Trong khi Viettel quyết tâm đồng bộ hóa công nghệ 4G và phát triển công nghệ 5G nhằm mở rộng vùng phủ thì VNPT lại muốn chia sẻ băng tần của mình cho nhà mạng trúng đấu giá băng tần 3800-3900 MHz để cùng nhau phát triển thứ công nghệ tiên tiến này theo hướng tốc độ cao.
So sánh 3 dải băng tần 5G của Việt Nam
Độ đa dụng
Ưu điểm của khối băng tần B1 là độ phủ rộng hơn, từ đó giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí triển khai các trạm thu phát sóng. Ngoài ra, đây còn là băng tần duy nhất cho phép triển khai cả mạng 4G và 5G. Trong khi đó 2 băng tần còn lại thì chỉ sử dụng được cho mạng 5G.
Vùng phủ sóng
Điểm khác biệt thứ 2 giữa các dải băng tần là vùng phủ sóng. Với chênh lệch 1,3 lần về bán kính phủ sóng, khối B1 có diện tích phủ lớn hơn lần lượt là 1,6 và 1,7 lần so với băng tần C2 và C3. Nói cách khác, với cùng diện tích, nhà mạng dùng B1 cần 100 trạm BTS, nhà mạng dùng C2 và C3 sẽ phải dùng tới gần 170 trạm.
Về tốc độ tối đa
Điểm khác biệt thứ 3 giữa các băng tần được thể hiện ở tốc độ tối đa mà chúng cho phép truyền tải. Về mặt này thì băng tần mà Viettel đang sở hữu có vẻ hơi tụt lại so với 2 băng tần còn lại. Do đó, định hướng phát triển mạng 5G tốc độ cao của VNPT là một định hướng quá hợp lý, phát huy được hết các ưu điểm của dải băng tần 3700-3800 MHz.
Xem thêm: Lộ diện nhà mạng có tiềm năng sở hữu quyền sử dụng băng tần 5G C3 cuối cùng