Tin Chung

Sắp tới, Internet Việt Nam sẽ "bùng nổ" với 10Gbps, đây là nhà Việt Nam đầu tiên phổ cập đại trà công nghệ mới này

Với tốc độ truyền tải tối đa lên tới 10 Gbps, đường truyền Internet công nghệ mới XGSPON của VNPT đang tiên phong trong việc đón đầu, đáp ứng xu hướng kết nối của thời đại số, đem đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Sự bùng nổ kết nối trong thời đại mới

Sự phát triển của công nghệ kết nối IoT cùng quá trình số hóa toàn cầu đã đem đến những cơ hội phát triển mạnh mẽ cho con người trên môi trường số. Từ việc chỉ đơn thuần đọc báo, nhắn tin, xem phim, đăng tải những hình ảnh, video clip lên mạng, chơi game online, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự khác biệt thấy rõ với việc ra đời của hàng loạt công nghệ mới như livestream, AR/VR, video 4K/8K Streaming, giúp người dùng dễ dàng tương tác với nhau trên môi trường mạng, theo thời gian thực. Điều này cũng đồng nghĩa với những yêu cầu về đường truyền internet ngày càng cao, không chỉ mạnh về tốc độ download mà còn mạnh về tốc độ upload. Sức mạnh đường truyền ở cả hai chiều trở thành điểm cốt lõi trong các dịch vụ Internet được cung cấp tới người dùng cuối.

“Khi gọi video call, rất tiện lợi nhưng mình vẫn thấy chưa thực sự chân thực, dù gọi điện trên máy tính, tốc độ tải hình cũng vẫn có lúc chập chờn, mất hình, mất tiếng, nhiễu… Mình nói xong người nhận chưa hẳn nghe thấy ngay và ngược lại. Đó mới chỉ là một cuộc gọi video call thông thường chứ chưa nói gì đến các công nghệ tương tác cao hơn như AV/VR hay game tốc độ cao mà truyền thông vẫn đang nhắc tới như là xu hướng của tương lai. Tuy ít nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm hàng ngày của mình song mình cũng biết đây là hạn chế chung của công nghệ đường truyền hiện tại”, anh Hào Nam, một kỹ sư công nghệ phần mềm cho biết.

Công nghệ XGSPON giải quyết bài toán về đường truyền

Với những công nghệ đường truyền internet trước đó, bao gồm công nghệ GPON và XGPON, đều có sự chênh lệch khá lớn về tốc độ tải (upload) và xuất (download). Nếu như công nghệ GPON, tốc độ download đạt tối đa 2,5Gbps, tốc độ upload chỉ đạt 1,25Gbps thì đến công nghệ XGPON, tốc độ download đã đạt tới 10Gbps nhưng tốc độ upload vẫn chỉ dừng ở mức 2,5Gbps. Sự chênh lệch giữa tải và xuất đang trở thành hạn chế lớn đối với nhu cầu của người dùng.

“Khi livestream bán hàng, nhiều khi đường truyền trực tiếp không ổn định, gây đơ, nhiễu khiến chất lượng phiên live không đảm bảo. Khách hàng theo dõi bị gián đoạn, mất thông tin về sản phẩm, mình cũng không tương tác ngay lập tức được với những người có nhu cầu mua thực, thành ra rất lãng phí”, chị Phương Linh, chủ một shop thời trang online ở Đà Nẵng cho hay.

Rõ ràng, người dùng đang ngày càng có nhu cầu về sức mạnh đường truyền tải và xuất tương đương với nhau để thông tin phát đi và phản hồi nhận về có thể ngay lập tức, có như vậy mới thực sự khiến cho Internet trở thành cầu nối xóa nhòa khoảng cách thời gian, không gian giữa người với người, phát huy hiệu quả tối đa sức mạnh công nghệ trong thời đại số.

Công nghệ XGSPON ra đời đã giải quyết được bài toán kể trên. XGSPON (XGigabit-capable Passive Optical Network) là một tiêu chuẩn truyền dẫn quang học tiên tiến được phát triển để cung cấp kết nối internet tốc độ cao cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Công nghệ này được phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ PON để đạt được tốc độ truyền dẫn dữ liệu lên đến 10Gbps trên mỗi hướng (tải và xuất) với một đường truyền quang, cao gấp nhiều lần so với các tiêu chuẩn đường truyền tiền nhiệm.

XGSPON được đánh giá là một bước đột phá trong công nghệ truyền tải Internet, sẽ là xu thế trong ngành viễn thông và kết nối Internet vạn vật thời gian tới. Với sự tăng cường về băng thông và hiệu suất, XGSPON đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao như video 4K/8K streaming, trò chơi trực tuyến, công việc từ xa và các ứng dụng IoT (Internet of Things) ngày càng phát triển. Công nghệ cũng giúp việc triển khai các dịch vụ mới như truy cập đám mây và các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, XGSPON cũng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách giảm độ trễ và tăng khả năng đồng bộ trong viễn thông, làm cho các ứng dụng truyền dữ liệu trực tuyến như video cuộc họp và trò chơi trực tuyến trở nên mượt mà hơn.

VNPT tiên phong áp dung công nghệ mới vì lợi ích người dùng

Là doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới, đem đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, từ tháng 7 này, VNPT đã bắt đầu triển khai mở rộng các trạm XGSPON trên toàn quốc. Với đường truyền Internet công nghệ mới, hiệu suất vượt trội, tốc độ tối đa lên đến 10Gbps, XGSPON sẽ được VNPT cung cấp và hướng đến thay thế công nghệ GPON cũ trong mọi hộ gia đình.

“Mặc dù đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn nhiều so với công nghệ cũ, tuy nhiên nhằm đem đến những trải nghiệm công nghệ tiên tiến nhất, mạnh mẽ nhất, VNPT đã sớm đầu tư phát triển công nghệ XGSPON, từng bước thay thế cho công nghệ GPON cũ trong các hộ gia đình. Việc mở rộng các trạm XGSPON là một phần trong chiến lược phát triển của chúng tôi. Với phương châm đặt quyền lợi và trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu, VNPT đang nỗ lực để đem đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, giá thành cạnh tranh và giúp người dân tiếp cận được với công nghệ cao một cách tốt nhất”, đại diện VNPT cho biết.

Theo lộ trình "phủ sóng" XGSPON, ngay trong Quý 3/2024, VNPT sẽ triển khai đưa vào hoạt động hàng trăm trạm XGSPON, giúp nâng cấp đường truyền cho khách hàng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Để tra cứu khu vực đã có XGSPON, khách hàng chỉ cần gọi đến tổng đài miễn phí 18001166.

Tại các khu vực đã có XGSPON, khách hàng chỉ cần đăng ký các gói cước Internet từ 153.000 đồng/tháng để chính thức trải nghiệm đường truyền thế hệ mới với trọn vẹn các ưu đãi như: Miễn phí trải nghiệm thiết bị mở rộng vùng phủ Wifi Mesh, miễn phí trải nghiệm truyền hình MyTV, ưu đãi 1 tháng khi đăng ký gói 12 tháng, được tặng gói bảo mật Green Net.

10G-PON (còn được gọi là XG-PON hoặc G.987) là một tiêu chuẩn mạng máy tính năm 2010 cho các liên kết dữ liệu, có khả năng cung cấp tốc độ truy cập Internet được chia sẻ lên đến 10 Gbit / s (gigabit mỗi giây) trên cáp quang tối hiện có. Đây là tiêu chuẩn thế hệ tiếp theo của ITU-T tiếp nối từ GPON hoặc PON có khả năng gigabit. Cáp quang được chia sẻ bởi nhiều thuê bao trong một mạng được gọi là FTTx theo cách tập trung hầu hết các thiết bị viễn thông, thường thay thế các đường dây điện thoại bằng đồng kết nối cơ sở với tổng đài điện thoại. Kiến trúc mạng quang thụ động (PON) đã trở thành một cách hiệu quả về chi phí để đáp ứng nhu cầu hiệu suất trong các mạng truy cập và đôi khi cả trong các mạng cục bộ quang lớn cho cáp quang.

Mạng quang thụ động được sử dụng cho dặm cuối cáp quang đến nhà hoặc cáp quang đến cơ sở với các bộ chia kết nối mỗi máy phát trung tâm với nhiều thuê bao. Dung lượng chia sẻ 10 Gbit / s là tốc độ phát sóng xuôi dòng cho tất cả người dùng được kết nối với cùng một PON và tốc độ ngược dòng 2,5 Gbit / s sử dụng các kỹ thuật ghép kênh để ngăn các khung dữ liệu can thiệp lẫn nhau. Mỗi người dùng có một thiết bị mạng chuyển đổi giữa các tín hiệu quang và tín hiệu được sử dụng trong hệ thống dây điện xây dựng, chẳng hạn như Ethernet và dịch vụ điện thoại cũ tương tự có dây. XGS-PON là một công nghệ liên quan có thể cung cấp tốc độ ngược dòng và hạ lưu (đối xứng) lên đến 10 Gbit / s (gigabit mỗi giây),được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2016 với tên G.9807.1. XGS-PON sử dụng ghép kênh phân chia thời gian (TDM) và đa truy cập phân chia thời gian (TDMA).

Tại sao điện thoại "Cục Gạch" khó xóa sổ tại Việt Nam dù có tắt sóng 2G hoàn toàn?

Bài viết liên quan