Hành trình đưa mạng 5G gia nhập thị trường Việt Nam
Tác giả:Admin Sim Thăng LongHành trình đưa mạng 5G về với Việt Nam
Từ cuối năm năm 2020, ba nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam là Viettel, Vinaphone và MobiFone đều đã phát sóng thử nghiệm mạng 5G. Ở thời điểm này, tại thị trường Việt Nam đã xuất hiện những chiếc smartphone 5G đầu tiên, đặc biệt là Vsmart Aris 5G, chiếc smartphone 5G "Made in Vietnam" đến từ thương hiệu VinSmart.Tháng 27/5/2021, dưới sự chứng kiến của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông),3 nhà mạng di động lớn nhất nước là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã ký thỏa thuận thử nghiệm dùng chung mạng 5G nhằm sớm triển khai dịch vụ 5G thương mại trên toàn quốc. Việc ký kết nhằm góp phần sớm đưa mạng 5G triển khai thương mại trên phạm vi toàn quốc, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị, xã hội nói chung và tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các doanh nghiệp.Giữa năm 2023, có tới hơn 30% smartphone ở Việt Nam có hỗ trợ 5G. Đến quý III/2023, Việt Nam đã nằm trong số 10 nước dẫn đầu thế giới về số lượng smartphone 5G.Đến tháng 10/2023, Hải Phòng là thành phố đầu tiên có nhà máy thông minh ứng dụng thành công Viettel 5G Private Mobile Network vào vận hành nhà máy của Tập đoàn Pegatron. Nhà máy này được tự động hoá dựa trên kết nối của dịch vụ di động 5G với ưu thế tốc độ cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và hỗ trợ số lượng kết nối lớn.Đến tháng 3-2024, Viettel và VNPT đã trở thành 2 nhà mạng di động đầu tiên của Việt Nam đấu thầu thành công quyền sử dụng băng tần 5G trong 15 năm. Hai nhà mạng này được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thiết lập mạng di động 5G và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.Đặc biệt, Viettel còn tiên phong nghiên cứu và sản xuất các thiết bị 5G để tạo ra một hệ sinh thái 5G riêng mình với cả phần phần cứng và phần mềm.Sở dĩ các nhà mạng Việt Nam tích cực đầu từ, nghiên cứu, xây dựng hệ sinh thái 5G vì họ xác định được loại công nghệ này sẽ định hình lại ngành viễn thông cả nước. Điều này xuất phát từ tư duy luôn muốn phát triển, hướng đến thứ tốt đẹp nhất và những dự báo về cung - cầu của mạng 5G tại Việt Nam.Cần giải quyết vấn đề cung - cầu đối với mạng 5G
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các điều kiện để cung cấp mạng 5G ở Việt Nam đã được đáp ứng, tuy nhiên đến nay tiến độ thương mại hóa 5G bị chậm. Vấn đề bây giờ thuộc về các nhà mạng.Nhà mạng cần có nhu cầu mới cung cấp dịch vụ. Các khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ gia tăng cần có sẵn mạng 5G mới triển khai. Cả hai bên đều chờ nhau. Tuy nhiên, hiện tại chi phí triển khai hạ tầng 5G rất tốn kém trong khi tình hình kinh doanh của các nhà mạng lúc này không còn như trước. Những "ông lớn" viễn thông cũng chưa thể đánh liều vội vì muốn cho mình một đường lui.Trong khi mạng 3G, 4G có đối tượng khách hàng là người dùng cá nhân thì 5G lại hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp, tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ. Trước mắt, các nhà mạng chưa cần vội triển khai 5G trên toàn bộ tỉnh thành mà có thể triển khai trước 5G tại những tỉnh, thành lớn có nhu cầu cao và những khu vực trong điểm tại các tỉnh, thành khác. Nhiều nhà mạng nói rằng, họ đều muốn ưu tiên phủ sóng 5G cho các khu công nghiệp, nơi có nhu cầu 5G lớn và ổn định, đặc biệt là cho các nhà máy thông minh, thành phố thông minh. Giải pháp cho các đối tượng này là mạng riêng 5G (Private Mobile Network - PMN) vốn đang trở thành xu thế toàn cầu cho các nhà máy thông minh.Chính vì thế, Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng, Việt Nam đặt mục tiêu là các nhà mạng sau khi được cấp phép sẽ sớm phủ sóng 5G tới các khu công nghệ cao, trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp có nhu cầu ứng dụng. Đến năm 2025, mạng 5G cơ bản sẽ được phủ sóng tại các tỉnh, thành với 5% dân số được phủ sóng và đến năm 2030, 100% dân số được phủ sóng 5G.Xem thêm: Thêm một tập đoàn viễn thông chọn Việt Nam làm căn cứ sản xuất 5G
Theo Báo Người Lao Động.