#10 yếu tố quan trọng khi xem ngày cưới hỏi để hôn nhân hạnh phúc
Tác giả:Master Leo NamTừ xưa đến nay, xem ngày cưới hỏi đã trở thành một tập tục quan trọng không thể thiếu trước khi muốn kết hôn. Bởi theo ông cha ta, cưới xin không chỉ là một dấu mốc trọng đại của đời người mà còn quyết định đến sự ấm êm, hạnh phúc tương lai của cặp đôi.
Như quý vị đã biết, việc xem ngày dựng vợ gả chồng là ngày vô cùng quan trọng. Hạnh phúc của lứa đôi có bền chặt, hạnh phúc có viên mãn dài lâu phụ thuộc một phần không nhỏ vào việc đôi trẻ chọn ngày cưới hỏi như thế nào. Nếu chọn được ngày tốt cưới hỏi thì sẽ nhận được nguồn năng lượng tốt từ đất trời, sinh khí tốt, từ đó thúc đẩy tình cảm gia đình bền chặt, cuộc sống thăng hoa và viên mãn. Ngược lại, nếu chọn ngày cưới hỏi phải ngày xấu thì nguồn năng lượng xấu, những ám khí của đất trời có thể khiến vợ chồng gặp nhiều trắc trở, cuộc sống gia đình lục đục và thậm chí là đứt gánh giữa đường.
Nếu muốn tự xem ngày cưới hỏi tốt cho bản thân thì quý vị cần dựa vào 10 yếu tố dưới đây mà Sim Thăng Long đã tổng hợp để luận giải.
Thiên can
Khái niệm
Thiên can là tên gọi đầy đủ của Thập can, đại diện về phần dương của bộ Lục thập Hoa giáp, cũng có hợp và xung lẫn nhau, nhưng hợp thì hợp 2 chiều còn xung thì xung 1 chiều. Trong 10 thiên can sẽ chia thành 2 nhóm như sau:
- 5 can dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
- 5 can âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Thiên can thuộc ngũ hành | Thiên can thuộc phương vị | Thiên can thuộc bốn mùa |
Giáp, Ất thuộc Mộc | Giáp, Ất thuộc Đông | Giáp Ất thuộc mùa xuân |
Bính, Đinh thuộc Hỏa | Bính, Đinh thuộc Nam | Bính Đinh thuộc mùa hạ |
Mậu, Kỷ thuộc Thổ | Mậu, Kỷ thuộc Trung ương | Mậu Kỷ thuộc tứ quý |
Canh, Tân thuộc Kim | Canh Tân thuộc Tây | Canh Tân thuộc mùa thu |
Nhâm, Quý thuộc Thủy | Nhâm Quý thuộc Bắc. | Nhâm Quý thuộc mùa đông. |
Thiên can tương hợp | Thiên can tương khắc | |
Giáp Kỷ hợp Thổ | Giáp khắc Mậu | Giáp: Cây cỏ bắt đầu phá vỏ để đâm chồi và nảy lộc. |
Ất Canh hợp Kim | Ất khắc Kỷ | Ất: cây đã lẩy mầm nhưng vẫn chưa hình thành lá. |
Bính Tân hợp Thủy | Bính khắc Canh | Bính: Vạn vật đang phát triển một cách nhanh chóng. |
Đinh Nhâm hợp Mộc | Đinh khắc Tân | Đinh: Vạn vật bước vào quá trình đâm chồi, nảy lộc. |
Mậu Quý hợp Hỏa. | Kỷ khắc Quý | Mậu: Vạn vật đang phát triển rất tươi tốt. |
Canh khắc Giáp | Kỷ: Vạn vật đã trưởng thành. | |
Tân khắc Ất | Canh: Bắt đầu hình thành quả. | |
Nhâm khắc Bính | Tân: Quả của vạn vật đã đạt độ hoàn mỹ. | |
Quý khắc Đinh. | Nhâm: Hạt giống đã chín, sinh mệnh mới bắt đầu | |
Quý: Trải qua thời kỳ nhất định, vạn vật lại nảy nở, sinh mệnh được hình thành. |
Cách tính
10 Thiên can sẽ được quy ra số từ 0 đến 9. Chữ số cuối của năm sinh chính là Thiên can của gia chủ. Ví dụ, nam sinh năm 1991 có Thiên can là Tân hay nữ sinh năm 1996 thì có thiên can là Bính.
Bảng giá trị tương ứng với 10 thiên can:
CANH | TÂN | NHÂM | QUÝ | GIÁP | ẤT | BÍNH | ĐINH | MẬU | KỶ |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Kim | Kim | Thủy | Thủy | Mộc | Mộc | Hỏa | Hỏa | Thổ | Thổ |
Kết luận
Trong hôn nhân nếu thiên can hòa hợp không bị xung thì vợ chồng hòa hợp, cuộc sống nhẹ nhàng và hạnh phúc, còn ngược lại thì ai nói người đó nghe, dễ bất đồng quan điểm, khắc khẩu, cãi vã, thậm chí chia ly,…
Địa chi
Khái niệm
Địa Chi là đại diện cho phần âm và 12 con giáp, được xác định bằng năm sinh. Chẳng hạn, người sinh năm 1990 là tuổi Ngọ ( ngựa). Bên cạnh đó, trong quy luật của trời đất có âm ắt phải có dương nên địa chi cũng giống như thiên can, được chia thành 2 nhóm âm và dương. Cụ thể:
- Địa chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Tính chất của chi dương thường là động, cường tráng, do vậy cát hung đều ứng nghiệm nhanh. Tuy nhiên khi gặp suy sẽ có tai họa xảy ra nhanh hơn.
- Địa chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão. Tính chất của chi âm thường có tính chất mềm dẻo, cát hung thường ứng nghiệm chậm.
Cách tính
Công thức tính như sau: Lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh, rồi cộng thêm 1 là ra tuổi. Trừ từ năm nào thì khởi từ năm đó đếm xuôi kim đồng hồ, hết hàng chục tới hàng đơn vị dừng ở đâu thì sẽ là con giáp đó.
Ví dụ: người sinh năm 1991 = 2020 – 1991 = 29 + 1 = 30 tuổi, 2020 là Canh Tý = khởi từ Tý = 1 cách 1(Sửu) tới Dần = 11 cách (Mão) tới Thìn là 21 , nếu cách tiếp thì là 31 nhưng người 1991 mới 30 lên không thể tiến được nên phải đếm lùi theo hàng đơn vị từ đó 30 sẽ dừng ở Mùi vậy ta có người sinh năm 1991 tuổi Mùi.
LƯU Ý: Địa chi trong hôn nhân khá quan trọng, địa chị đại diện cho 12 con giáp, trong thiên can thì chỉ có xung , những địa chi ( con giáp) còn xung, khắc, hình, hại, phá.
Địa chi thuộc ngũ hành | Địa chi thuộc phương vị | Địa chi Lục hợp | Địa chi Tam hợp |
Dần, Mão thuộc Mộc | Dần, Mão thuộc Đông | Tý, Sửu hợp Thổ | Hợi, Mão, Mùi tam hợp Mộc |
Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa | Tỵ, Ngọ thuộc Nam | Dần, Hợi hợp Mộc | Dậu, Ngọ, Tuất tam hợp Hỏa |
Thân, Dậu thuộc Kim | Thân, Dậu thuộc Tây | Mão, Tuất hợp Hỏa | Tỵ, Dậu, Sửu tam hợp Kim |
Hợi, Tý thuộc Thủy | Hợi, Tý thuộc Bắc | Thìn, Dậu hợp Kim | Thân, Tý, Thìn tam hợp Thủy |
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc thổ | Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc bốn phương | Tỵ, Thân, hợp Thủy | |
Ngọ Mùi hợp Thổ | |||
Địa chi Tam hội | Địa chi Bán tam hợp | Địa chi Lục xung | Địa chi Tương hình |
Dần, Mão, Thìn, phương Đông Mộc | Bán hợp sinh: Hợi – Mão Mộc, Dần – Ngọ HỏaTỵ – Dậu Kim, Thân – Tý Thủy | Tý Ngọ xung | Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân,Thân hình Dần là vô ơn chi hình. |
Tỵ, Ngọ, Mùi phương Nam Hỏa | Sửu Mùi xung | ||
Thân, Dậu, Tuất phương Tây Kim | Bán hợp Mộ: Mão – Mùi Mộc, Ngọ – Tuất HỏaDậu – Sửu Kim, Tý – Thìn Thủy | Dần Thân xung | Mùi hình Sửu, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi gọi là trì thế chi hình. |
Hợi, Tý, Sửu phương Bắc Thủy | Thìn Tuất xung | Tý hình Mão, Mão hình Tý gọi là vô lễ chi hình. | |
Tỵ Hợi xung | Thình hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi gọi là tự hình. |
Địa Chi tương phá | Địa Chi tương hại |
Tý Dậu phá, Ngọ Mão phá, Thân Tỵ phá | Tý Mùi hại, Sửu Ngọ hại, Dần Tỵ hại |
Dần Hợi phá, Thìn Sửu phá, Tuất Mùi phá | Mão Thìn hại, Thân Hợi, hại, Dậu Tuất hại. |
- Nhóm 1: Dần – Thân – Tỵ – Hợi.
- Nhóm 2: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.
- Nhóm 3: Tý – Ngọ – Mão – Dậu.
Thì bộ tứ hành xung nhưng chỉ xung theo cặp như ô lục xung, chứ không phải 4 địa chi xung nhau. Khi lập thất địa chi phạm nhau dễ bị cãi cọ, bất đồng quan điểm, khó báo nhau trong cuộc sống.
Thái tuế
Ngày cưới hỏi nên tránh phạm Thái tuế.
Trong lục thập hoa giáp, sẽ có 60 vị thay phiên nhau cai quản, Thái tuế được truyền lưu là một vị hung tướng quân, quản trần gian suốt 1 năm. Cung mệnh phạm Thái tuế nghĩa là phạm giờ, ngày, tháng, năm tuổi. Chẳng hạn, quý vị tuổi Hợi thì những năm, tháng, ngày, giờ Hợi được gọi là phạm Thái tuế. Vào những thời điểm đó, quý vị không lên làm việc lớn mà hãy tìm cách làm giảm đi sự hung hại đó cho hạn nặng thành nhẹ. Do Thái tuế cũng chính là Mộc tinh (sao Mộc) nên cách hóa giải sự hung hại đó là sử dụng ngũ hành Hỏa.
Mặt khác, Thái tuế được chia làm 3 loại:
- Trị Thái Tuế: Năm, tháng, ngày, giờ hạn Thái Tuế là tuổi (con giáp của quý vị),cuộc sống công việc có biến động, dễ buồn bực, dễ có bệnh tật…
- Xung Thái Tuế: Năm tháng, ngày, giờ hạn Thái Tuế xung tuổi con giáp của quý vị, trong năm tất sẽ có những chuyện kém may mắn như phải chuyển nhà, chuyển công việc, bạn bè phản bội, bệnh tật, phá sản, gây thù kết oán… Xung ở đây chỉ cục diện Lục xung, bao gồm Tý Ngọ tương xung, Sửu Mùi tương xung, Dần Thân tương xung, Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất tương xung, Tỵ Hợi tương xung.
- Hình Thái Tuế: Năm hạn Thái Tuế hình tuổi cầm tinh, bản mệnh cẩn thận kẻo vướng họa kiện tụng, tiểu nhân hãm hại, bị phạt tiền, mất việc, bản thân và người nhà sức khỏe có vấn đề… Hình Thái Tuế, hay còn được gọi là Thiên xung chỉ trường hợp người có tuổi con giáp cách con giáp lưu niên 6 năm, chịu ảnh hưởng Hình khắc, tức Thiên xung với lưu niên Thái Tuế.
Kim lâu
Ngày cưới hỏi nên tránh phạm Kim Lâu
Khái niệm
Kim Lâu là những năm không tốt, bất lợi cho việc khởi công xây nhà và cưới hỏi và những việc lớn. Bởi nếu thực hiện những công việc trọng đại này trong tuổi Kim lâu thì sẽ có những trắc trở khó khăn, trắc trở trái ý muốn sẽ xảy ra và ngụy hại tới bản thân và những người thân xung quanh.
Kim Lâu có mấy dạng sau đây:
- Tuổi Kim Lâu 1 (Kim Lâu Thân): Mang đến tai họa cho bản thân như ốm đau, bệnh tật, tai nạn nguy hiểm tính mạng nên rất kỵ.
- Tuổi Kim Lâu 3 ( Kim Lâu Thê): Mang đến tai họa cho vợ.
- Tuổi Kim Lâu 6 ( Kim Lâu Tử): Mang hại cho con cái.
- Tuổi Kim Lâu 8 ( Kim Lâu Lục Súc): Hại cho vật nuôi, làm ăn thất bát.
Cách tính
Lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh + 1 chia cho 9 nếu số dư là 1, 3, 6, 8 thì bị phạm kim lâu
Ví dụ: Muốn biết nam sinh năm 1990, hay nam sinh năm 1982 có phạm Kim Lâu trong năm 2020, ta tính như sau:
Lấy 2020 – 1990 = 30 + 1 = 31 chia 9 = 3 dư 4. Vậy nam này không phạm Kim Lâu trong năm 2020.
Tương tự: Lấy 2020 – 1982 = 38 +1 = 39 chia 9 = 4 dư 3. Vậy nam này phạm Kim lâu thê trong năm 2020.
Trên đây còn là cách tính Kim Lâu của nữ để phục vụ cho việc tính toán tuổi Kim Lâu lấy chồng. Theo cách tính này thì các tuổi Kim Lâu nữ cần tránh nếu muốn kết hôn là: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Kết luận
Những năm phạm kim lâu thì không nên lập gia đình vì phạm phải kim lâu sẽ khiến vợ chồng bất hòa, con cái dữ nhiều lành ít. Nhưng nếu không dừng được thì quý vị có thể chọn 2 cách để làm giảm bớt sự hung hại.
Cách 1: Tổ chức cưới 2 lần
- Cưới lần 1: Chọn ngày tháng thuộc cung Sinh Khí hoặc Phúc Đức để làm đăng ký kết hôn và làm 5 nâm cúng gia tiên và mời các ông bà trưởng làm chứng nhận dâu nhận rể.
- Cưới lần 2: Khác mùa lần 1 theo tháng Dụng thần, làm cỗ mời dân làng.
Cách 2: Chọn qua ngày sinh nhật tổ chức.
Lưu ý bắt buộc phải tuân thủ 9 quy tắc khi chọn ngày vu quy. 9 quy tắc gồm:
- 1 – xét thiên can ngày, tháng.
- 2 – xét địa chi ngày tháng.
- 3 – xét thái tuế.
- 4 – xét ngày sát.
- 5 – xét ngày thụ tử sát chủ.
- 6 – xét ngày sóc.
- 7 – xét nghênh hôn kỵ nhật.
- 8 – xét hồng sa kỵ nhật.
- 9 – xét cô nhật tuần phòng.
Sát
Xem ngày cưới hỏi, gia chủ tuổi không nên phạm Sát nếu không sẽ gây ra những hung hại không đáng có, khiến gia đạo lục đục, sự nghiệp công danh của hai vợ chồng gặp trắc trở, tài lộc tiêu tán. Sát này tính theo Tam Hợp Cục – là sự hòa hợp giữa 3 địa chi (3 con giáp) giúp nhau cùng phát triển. Nếu tuổi của cặp đôi muốn kết hôn có địa chi hợp với địa chi ngày cưới hỏi, tạo thành Tam Hợp Cục thì đôi trẻ đó sẽ nên duyên vợ chồng hạnh phúc.
Sát sẽ được tính như sau:
SÁT / TẠI | ĐỊA CHI | ĐỊA CHI | ĐỊA CHI | HỢP CỤC |
Mùi | Thân | Tý | Thìn | Thủy Cục |
Sửu | Dần | Ngọ | Tuất | Hỏa Cục |
Thìn | Tý | Dậu | Sửu | Kim Cục |
Tuất | Hợi | Mão | Mùi | Mộc Cục |
Ngày sóc
Ngày sóc là ngày nguyệt tận, nghĩa là ngày không có mặt trăng, thường là ngày mồng 1, 29 hoặc 30 trong tháng. Tương truyền, khi không có trăng âm dương sẽ hỗn độn chuyển giao, gây ra sự hung hại. Do đó, người ta thường kỵ làm việc lớn hoặc tổ chức cưới xin vào ngày sóc.
Thụ tử – Sát chủ
Trong 1 năm có 12 tháng và mỗi tháng sẽ có 2 ngày – Thụ tử và Sát chủ. Do đó, nên tránh cưới hỏi hay làm việc lớn, bởi sẽ gặp chuyện không hay, dễ tranh chấp, cái vã, hại thân,… Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải làm ngày cưới phạm Thụ tử – Sát chủ thì quý vị đi theo hướng, mặc áo theo ngũ hành ngày đó sinh ra để giảm sự hung hại.
Ví dụ: Tháng 7 ngày Sát chủ là ngày Sửu – Sửu thuộc Thổ thì ngày đó nên xuất hành theo hướng Tây và mặc áo trắng (về sử dụng ngũ hành cải vận phải xét với Dụng Hỷ thần sao cho hòa hợp). Dưới đây là danh sách những ngày Thụ tử – Sát chủ cần tránh trong các tháng:
THÁNG | NGÀY Sát chủ – thụ tử | THÁNG | NGÀY Sát chủ – thụ tử | THÁNG | NGÀY Sát chủ – thụ tử |
Tháng 1 | Tuất – Tỵ | Tháng 5 | Tý – Thân | Tháng 9 | Dần – Ngọ |
Tháng 2 | Thìn – Tý | Tháng 6 | Ngọ – Tuất | Tháng 10 | Thân – Dậu |
Tháng 3 | Hợi – Mùi | Tháng 7 | Sửu | Tháng 11 | Mão – Dần |
Tháng 4 | Tỵ – Mão | Tháng 8 | Mùi – Hợi | Tháng 12 | Dậu – Thìn |
Nghênh hôn kị nhật
Trong việc xem ngày cưới hỏi đặc biệt phải tránh ngày Nghênh hôn kỵ nhật. Ngày đó sẽ khiến chuyện tình cảm của vợ chồng sẽ không thuận hòa, con cái khó khăn, dễ phải cầu con và khó nuôi, phu thê dễ xich mích, ai nói người đó nghe, mối tình không bền. Cụ thể những ngày Nghênh hôn kỵ nhật là:
- ẤT Tỵ
- Tân Hợi
- Mậu Thân
- Giáp Dần
CHÚ Ý: Nếu bắt buộc phải vu quy vào ngày đó thì cần bày Thất tinh hồ lô trận trong phong thủy để giảm sự hung hại.
Hồng xa kị nhật
Ngày cưới hỏi phải tránh ngày – Hồng sa kỵ nhật. Nếu khi cố tình vu quy vào ngày này thì người nữ sẽ gặp chuyện không may trong qua trình chung sống vợ chồng, ảnh hưởng tới mối quan hệ trong gia đình và làm ăn xa sút. Nếu bắt buộc phải cưới ngày này thì tổ chức xong thì về nhà đẻ ở hôm sau về lại để giảm sự hung hại.
Dưới đây là những ngày Hồng sa kỵ nhật nên tránh:
Tháng | Ngày Hồng Sa Kỵ Nhật |
4 - 7 - 10 | Kỵ ngày Tỵ |
5 - 8 - 11 | Kỵ ngày Dậu |
6 - 9 - 12 | Kỵ ngày Sửu |
Cô nhật tuần phòng
Cô nhật tuần phòng là những ngày đại kỵ trong vu quy. Nếu cố tình tổ chức đám cưới trong ngày này dễ phải nuôi con 1 mình. Vậy nên quý vị cần chú trọng điều này.
Những ngày củ thể như sau:
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Ngày | Thìn | Sửu | Tuất | Mùi | Mão | Tỵ | Dậu | Ngọ | Dần | Hợi | Thân | Tỵ |
Trên đây là 10 yếu tố căn bản giúp quý vị hiểu hơn về các xem ngày vu quy. Nếu đang có kế hoạch tổ chức hôn lễ trong thời gian sắp tới, quý vị có thể cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để chọn ngày ăn hỏi hay kết hôn. Với công cụ xem ngày tốt – xấu theo tuổi của cô dâu chú rể, bạn sẽ tìm được ngày tốt nhất để tổ chức.Bên cạnh đó, ứng dụng còn hỗ trợ nhiều trải nghiệm khác như: xem đối tượng thầm mến có hợp mình không, xem tuổi cặp đôi có thích hợp làm vợ chồng, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,… Nếu muốn biết “tất tần tật” những điều này thì hãy tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: