Tin Chung

Trung Quốc chạm mốc gần 900 triệu thuê bao 5G chỉ sau hơn 4 năm triển khai

Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, tính đến cuối tháng 2, Trung Quốc chạm mốc 851 triệu thuê bao 5G, chiếm 48,8% tổng thuê bao di động của ba nhà mạng China Telecom, China Mobile và China Unicom.

Số lượng thuê bao 5G Trung Quốc tăng liên tục

Ngày 31/10/2019, ba nhà mạng lớn nhất Trung Quốc là China Telecom, China Mobile và China Unicom đã chính thức triển khai mạng 5G. Sau hơn 4 năm triển khai, Trung Quốc đã xây dựng hơn 3,3 triệu trạm gốc 5G, thể hiện vị thế dẫn đầu của nước này trong phát triển và ứng dụng công nghệ 5G. Đến thời điểm hiện tại, mạng 5G đã bao phủ tất cả các quận và đưa dịch vụ Internet băng thông rộng đến tất cả các ngôi làng. Khu vực nông thôn và thành thị về cơ bản đạt cân bằng về chất lượng và tốc độ mạng.

5G sẽ tiếp tục đóng góp vào GDP của Trung Quốc, bổ sung khoảng 260 tỷ USD vào năm 2030 từ 130 tỷ USD năm 2023. Nó chủ yếu nhờ vào công nghệ được ứng dụng trong nhiều ngành dọc khác nhau như sản xuất, tài chính, xây dựng và truyền thông. Theo thống kê, tính đến cuối tháng 2/2024, Trung Quốc chạm mốc 851 triệu thuê bao 5G, chiếm 48,8% tổng thuê bao di động của ba nhà mạng China Telecom, China Mobile và China Unicom. Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ cán mốc 1 tỷ thuê bao 5G vào cuối năm 2024.

Với sự hỗ trợ của 5G và các công nghệ khác, Trung Quốc cũng là nền kinh tế lớn đầu tiên có số lượng thiết bị IoT vượt quá số người dùng di động. Hiện nay, 5G được ứng dụng trong 71 danh mục quan trọng kinh tế Trung Quốc và xâm nhập sâu vào các ngành như sản xuất, khai mỏ, năng lượng, cảng và y tế.

Những ứng dụng của 5G tại Trung Quốc

5G tạo ra các thiết bị và ứng dụng mới mang lại trải nghiệm sống động hơn cho tương lai, như 5G-New-Calling (cuộc gọi thế hệ mới dựa trên mạng 5G với độ trễ gần như bằng 0) và Naked-Eye-3D (công nghệ trình chiếu hình ảnh ba chiều trong không gian hai chiều mà không cần đến công cụ hỗ trợ quan sát). 5G cũng đang mở ra một kỷ nguyên siêu kết nối mới giữa vạn vật, mang lại sức mạnh vượt trội cho mạng IoT và thúc đẩy các mô hình năng suất mới ra đời.

Theo Huawei, 5G có thể hỗ trợ Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực quan trọng, bao gồm:

  • Kết nối mọi người: Huawei dự đoán rằng, các ứng dụng và nội dung sáng tạo sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập tăng gấp 10 lần. Chỉ riêng lưu lượng truy cập được tạo bởi công nghệ Naked-Eye-3D đã tăng 3 đến 10 lần so với video 2D. Với dịch vụ 5G-New-Calling, mỗi người dùng tiêu hao dữ liệu hơn 1GB mỗi tuần, trong khi người dùng Cloud Phone tiêu thụ 1GB mỗi ngày.
  • Kết nối nhà ở: Ở thị trường tiêu dùng, nhu cầu trải nghiệm mới tăng cao đã dẫn đến sự bùng nổ của các dạng ứng dụng và nội dung sáng tạo như Naked-Eye 3D hay quản lý nhà ở thông minh. Điều này thúc đẩy các nhà mạng nâng cấp hệ thống mạng hộ gia đình với băng thông 10Gbps cùng đường truyền riêng.
  • Kết nối các ngành công nghiệp và sản xuất: Kể từ thời điểm 5G bắt đầu thương mại hóa cách đây 4 năm, hơn 17.000 mạng 5G riêng đã được xây dựng trên toàn cầu. Các mạng này ngày càng thúc đẩy quá trình số hóa của nhiều ngành, mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp tiên phong trong ngành sản xuất, cảng biển, khai khoáng, dầu khí và chăm sóc sức khỏe.
  • Kết nối phương tiện thông minh: Các dịch vụ ICT rất cần thiết cho các phương tiện kết nối thông minh, phương tiện kết nối vạn vật (V2X) và trí thông minh kết nối. 5G sẽ giúp ô tô cảm biến môi trường xung quanh rõ ràng hơn. IoV (Internet of Vehicles) với cảm biến tiên tiến là yếu tố cốt lõi tạo nên hệ thống đèn giao thông thông minh, điều hướng phương tiện trong những ngày mưa, sương mù, đưa ra những dự báo ngoài tầm nhìn.

Xem thêm: 5G liệu có phải là "cú hích" thần kỳ cho nền kinh tế Việt Nam? (simthanglong.vn)