Cúng Rằm tháng 8 cần chuẩn bị lễ vật như thế nào?
Tác giả:Master Leo NamTheo phong tục tập quán Việt Nam, cứ cận kề ngày Rằm tháng 8 là các thành viên trong gia đình tụ họp, sum vầy tâm sự những chuyện đời thường và cùng nhau chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 8. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa biết cúng Rằm tháng 8 cần chuẩn bị những lễ vật gì và cúng như thế nào. Hãy cùng Sim Thăng Long giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mâm cúng Rằm tháng 8 bao gồm những gì?
Mỗi gia đình có thể tùy hoàn cảnh và điều kiện kinh tế, tùy phong tục của vùng miền mà chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8 mặn hoặc chay với các món ăn khác nhau. Tuy nhiên vào ngày này thì sẽ không thể thiếu được mâm cúng cỗ trông trăng trước là để dâng lên thần linh, tổ tiên, sau là để trẻ nhỏ trong nhà phá cỗ đêm Trung Thu.
1.1 Mâm cúng Rằm tháng 8 gia tiên
Mâm cúng vào dịp Tết Trung Thu này gia đình bạn có thể chuẩn bị những món ăn như vào dịp Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7. Bạn có thể chuẩn bị những lễ vật, món ăn như sau:
Lễ vật
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Hoa tươi
- Đĩa hoa quả
- Đĩa gạo, đĩa muối
- Tiền, vàng
- Hương, nến
- Chén rượu, chén nước
Mâm cỗ chay hoặc mặn
Mâm cỗ mặn | Mâm cỗ chay |
Thịt gà hoặc thịt lợnXôi đỗ xanh, xôi gấcGiò lụaNem rán (chả ram)Rau luộc hoặc xàoCanh miến, canh măng hoặc canh mọcGỏi gà hoặc nộm đu đủChè sen hoặc chè đỗ xanh hoặc chè trôi nước | Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen…Giò, chả chay.Nem chay hoặc nem nấm.Canh nấm hoặc canh rau củ, canh bóng chay.Cải thìa sốt nấm hương.Đậu hũ non sốt nấm. |
1.2 Mâm cúng cỗ trông trăng
Thông thường, mâm cỗ trông trăng sẽ không cần bày lên bàn thờ mà chỉ cần đặt lên một chiếc bàn rộng, có thể để trong nhà hoặc ngoài sân tùy vào từng gia đình. Mâm cỗ này thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây như:
- Một nải chuối
- Bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành)
- Hồng đỏ hoặc hồng ngâm (mang ý nghĩa của sự no đủ)
- Na (mang ý nghĩa sinh sôi)
- Lựu (tượng trưng cho sự may mắn)
- Bánh nướng
- Bánh dẻo
- Các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn… để thưởng thức cùng với bánh nướng, bánh dẻo.
- Các loại bánh, kẹo, bim bim, thạch…
2. Nên cúng Rằm tháng 8 ở đâu, vào thời gian nào?
– Cúng trong nhà hay ngoài trời trước?
Thông thường vào ngày Rằm tháng 8 mọi gia đình thường chỉ chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng được đặt trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên có nhiều gia đình muốn tỏ lòng thành kính đến thần linh hơn thì thường làm một mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 ngoài trời. Lúc này thì bạn cần cúng ngoài trời cho các vị thần linh trước, sau đó tiến hành cúng trong nhà cho gia tiên.
Bởi thần linh phải được thụ lộc trước với tổ tiên, như vậy mới thể hiện được lòng thành kính của gia đình. Nếu gia đình chỉ làm một mâm lễ cúng trong nhà cho gia tiên thì không cần bận tâm đến việc cúng trong hay ngoài trời.
– Thời gian cúng Rằm tháng 8 lúc nào tốt nhất?
Thông thường theo truyền thống thì cúng Rằm tháng 8 được tổ chức vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên hiện nay có nhiều gia đình vì quá bận rộn với công việc hàng ngày thì có thể tổ chức lễ cúng vào ngày 14 âm lịch.
Thời gian tốt trong ngày 14 âm lịch gồm:
- Giờ Mão (5 – 7 giờ)
- Giờ Tỵ (9 – 11 giờ)
- Giờ Thân (15 – 17 giờ)
Thời gian tốt nhất trong ngày 15 là những khung giờ sau:
- Giờ Thìn (7 – 9 giờ)
- Giờ Tỵ (9 – 11 giờ)
- Giờ Mùi (13 – 15 giờ)
Lưu ý không nên cúng sau 19 giờ, vì lúc này đã muộn, có nhiều vong hồn lang thang. Khi thấy gia đình cúng muộn họ có thể lẻn vào nhà mà hưởng thụ lộc của ông bà tổ tiên. Âm khí nặng cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
3. Những lưu ý khi cúng Rằm tháng 8
Khi thực hiện lễ cúng Rằm tháng 8 thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây để có được mâm cỗ đẹp mắt. Đồng thời thể hiện được lòng thành kính của gia đình đến các vị thần linh, ông bà tổ tiên đã khuất:
- Sắp xếp đồ cúng: Việc sắp xếp đồ cúng không có một nguyên tắc nào cả nhưng bạn cần chú ý sắp xếp hoa quả, đồ cúng trên bàn thờ được gọn gàng, sạch sẽ. Nên cân bằng màu sắc của các món để phù hợp với tính âm dương, ngũ hành, nóng lạnh để tránh cho bị lệch tông màu; tạo sự tương khắc gây ảnh hưởng không tốt. Ngoài ra còn khiến cho mâm lễ hài hòa, đẹp mắt.
- Trang phục: Khi tiến hành thực hiện lễ cúng thì bạn cần ăn mặc lịch sự, trang trọng. Không nên mặc quần cộc, áo ngắn tay hoặc bị rách. Như vậy sẽ khiến cho buổi lễ không được trang trọng và không tỏ được lòng thành kính đến thần linh, tổ tiên.
- Văn khấn: Nên đọc với âm lượng vừa đủ, không nên đọc quá to hoặc quá nhỏ khiến cho lời khẩn cầu của gia đình không gửi đến được bề trên. Ngoài ra khi tiến hành đọc văn khấn thì không nên cãi vã, to tiếng nhau. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến không khí đầm ấm, hạnh phúc của gia đình.
- Nên tránh các món ăn: thịt chó, thịt mèo, mực, thịt bò, thịt dê… để làm lễ cúng. Những món ăn này có mùi nặng và mang nhiều ý nghĩa không may mắn. Vậy nên người Việt rất kiêng kỵ nấu những món ăn này vào những dịp lễ, tết.
- Trước khi tiến hành lễ cúng thì nên tắm rửa sạch sẽ hoặc ít nhất bạn nên rửa tay. Bởi cả người thơm mát, không vướng bụi trần sẽ khiến cho thần linh và tổ tiên cảm nhận được lòng thành tâm của gia đình.
- Bài văn khấn rất ngắn nên bạn có thể học thuộc trước hoặc in ra giấy dùng để đọc. Tuy nhiên khi đọc xong cần đốt chúng cùng với vàng mã trong buổi lễ.
- Mâm cỗ không cần chuẩn bị quá nhiều đồ ăn để tránh lãng phí. Đồng thời không nên sắm quá nhiều tiền vàng. Những điều này sẽ không thể hiện lòng thành tâm của gia đình.
- Muối và gạo sau buổi lễ thì không nên rắc ra đường mà nên để lại trong nhà. Nếu không thì có thể nấu cho các vật nuôi trong nhà ăn. Như vậy sẽ giữ được lộc mà bề trên ban cho.
Với bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích cho Rằm thàng 8 sắp tới. Hãy theo dõi Sim Thăng Long để cập nhật được các bài viết một cách sớm nhất nhé!
Nguồn: Thăng Long Đạo Quán